Mô tả công việc
* LÀM VIỆC TẠI: Nhà máy Ô Tô Cửu Long, KCN Phố Nối A, Huyện Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
* CHỨC NĂNG
– Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi công việc của Phòng KCS gồm: Quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa, vật tư linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm ô tô hoàn chỉnh của Công ty.
– Tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty.
– Tham mưu, đề xuất với Ban Tổng Giám Đốc các giải pháp nâng cao chất lượng hàng hóa,vật tư đầu vào, sản phẩm ô tô xuất ra thị trường.
* MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
* Lập kế hoạch
– Lập kế hoạch kiểm tra chất lượng theo kế hoạch SXLR của Nhà máy.
– Lập kế hoạch kiểm định hiệu chuẩn thiết bị theo dõi và đo lường định kỳ hàng năm của đơn vị mình quản lý.
– Lập kế hoạch đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ và nhân viên của phòng.
* Quản lý điều hành
– Tổ chức điều hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó phòng và từng nhân viên trong Phòng, triển khai thực hiện và giám sát:
+ Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào –Thùng xe (QT.01-KCS).
+ Quy trình kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng (QT.03-KCS).
+ Quy trình kiểm tra chất lượng xe trước khi giao khách hàng (QT.04-KCS)
– Tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng từ Trung tâm CSKH, Trung tâm DVSBH về các lỗi mang tính hàng loạt trong quá trình sử dụng xe. Chủ trì phối hợp với các bộ phận liên quan phân tích nguyên nhân gây ra lỗi, thống nhất các giải pháp khắc phục phòng ngừa.
– Tổ chức thống kê lỗi:
+ Định kỳ hàng tuần, hàng tháng tổng hợp, thống kê lỗi trong quá trình SXLR.
+ Thống kê lỗi lắp ráp, chất lượng vật tư linh kiện theo từng lô xe.
+ Đưa ra các giải pháp và yêu cầu Nhà máy, các Nhà cung cấp hàng hóa, vật tư phải cải tiến, khắc phục, phòng ngừa.
– Phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện công tác nghiệm thu và chạy thử đối với xe mẫu.
– Chỉ đạo nhân viên:
+ Tuyệt đối không cho nhập các vật tư hàng hóa đầu vào không đạt chất lượng.
+ Tuyệt đối không cho xuất xưởng những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của Công ty ra ngoài thị trường.
– Phối hợp cùng các phòng ban liên quan và nhà máy để thực hiện các công việc quản lý kiểm tra, giám sát chất lượng toàn bộ các sản phẩm của Công ty.
– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công việc đã giao cho các nhân viên để giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
– Báo cáo kịp thời diễn biến chất lượng sản phẩm của Công ty. Đề xuất các giải pháp với Tổng giám đốc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
– Quản lý và vận hành các trang thiết bị được giao đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
– Phối hợp với Phòng KHCN, NMCL… lập kế hoạch và triển khai kiểm định hiệu chuẩn thiết bị theo dõi và đo lường của đơn vị mình quản lý.
– Chỉ đạo thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015 vào công việc của phòng trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
– Phối hợp cùng Phòng TCNS xây dựng hệ thống đánh giá KPI cho phòng KCS để làm cơ sở đánh giá hiệu quả làm việc, trả lương, thưởng cho đúng với sự cống hiến, đóng góp của mỗi cá nhân.
– Tổ chức thực hiện nội quy vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất của Công ty.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Tổng giám đốc Công ty giao
* Đào tạo
– Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo do Phòng KCS và Công ty tổ chức.
– Tổ chức đào tạo, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên trong phòng và các đơn vị khác khi có yêu cầu.
* Khác
– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Công ty phân công.
* TRÁCH NHIỆM – QUYỀN HẠN; BÁO CÁO VÀ ỦY QUYỀN
* Trách nhiệm
– Chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt động của Phòng KCS.
– Có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, nếu trong giờ làm việc không hoàn thành phải bố trí thời gian ngoài giờ làm việc để hoàn thành. Không được để công việc dở dang sang ngày hôm sau của thời hạn được giao. Nếu có khó khăn phải báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để được xử lý kịp thời. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ và không báo cáo lãnh đạo để giải quyết sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
– Chịu trách nhiệm giải quyết kịp thời các khó khăn cho nhân viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
– Có trách nhiệm quản lý, theo dõi và đánh giá nhận xét quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên phòng KCS.
– Cập nhật thường xuyên các Thông tư, nghị định của Chính phủ có liên quan đến nhiệm vụ được phân công để đề xuất với Tổng giám đốc các giải pháp phù hợp.
* Quyền hạn
– Được quyền từ chối ký biên bản nghiệm thu, dán tem, xuất xưởng đối với các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
– Được quyền triệu tập các phòng ban có liên quan họp đột xuất, định kỳ để đưa ra các giải pháp khắc phục phòng ngừa về chất lượng vật tư, hàng hóa, sản phẩm.
– Đề xuất kiến nghị xử lý các cá nhân, phòng ban, đơn vị làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của phòng KCS.
– Được đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các công nhân viên thuộc Phòng KCS
– Được đề xuất bổ sung nhân sự hoặc sa thải nhân sự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Phòng KCS.
– Được đề xuất mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ công việc được giao.
* Báo cáo
– Trong công việc hàng ngày cần chủ động báo cáo Ban Tổng giám đốc những khó khăn, vướng mắc mà mình không tự giải quyết được, đề xuất các giải pháp để kịp thời giải quyết. Nếu khó khăn, vướng mắc không báo cáo, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc hằng ngày thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
– Thực hiện báo cáo ngày/tuần/tháng/năm theo quy định.
* Ủy quyền
– Được ủy quyền cho Phó phòng điều hành mọi hoạt động của Phòng KCS khi Trưởng Phòng đi vắng.
* Chế tài:
– Trong quá trình làm việc phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng tới sản xuất hoặc bán hàng …, hoặc vi phạm các quy định của Công ty thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của Công ty.
– Mọi trường hợp sai phạm sẽ bị tự động xử lý theo trình tự của Quy định xử lý sai phạm số 17/QĐ-TMT-HĐQT ngày 10/01/2020 do Phòng TCNS thực hiện.
* QUAN HỆ CÔNG VIỆC
– Bên trong: Quan hệ với các phòng/ban/Chi nhánh, các Công ty con trực thuộc Công ty để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Bên ngoài: Quan hệ với các đơn vị, các nhà cung cấp vật tư nội địa hóa, ngoại nhập để xử lý, giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Phòng KCS.
Kinh nghiệm / Kỹ năng chi tiết
* YÊU CẦU:
– Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên
– Chuyên ngành: Cơ khí ô tô, cơ khí động lực, chế tạo máy…
– Chứng chỉ: Tin học văn phòng (Sử dụng thành thạo W ,X, Autocar).
– Trình độ ngoại ngữ: Anh văn (Nghe, nói, đọc, viết tốt)
– Kiến thức: Có kiến thức chuyên sâu về ô tô, quản lý chất lượng, kiểm tra xe Ô tô xuất xưởng.
– Có bằng lái xe ô tô hạng C trở lên.
* Kỹ năng và khả năng
– Kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
– Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo, thuyết trình.
– Sử dụng tốt các công cụ, dụng cụ ,máy móc phục vụ việc kiểm tra xe.
– Chịu được áp lực công việc.
* Kinh nghiệm công tác
– 03 năm giữ các cương vị tương đương tại các đơn vị cùng ngành nghề.
* Phẩm chất cá nhân
– Trung thực, thẳng thắn.
– Tác phong chuyên nghiệp.